Thế giới dinh dưỡng của mì

Nhắc tới mì ống hay mì sợi, bạn nghĩ ngay đến hàng trăm món ăn được chế biến đủ kiểu từ Âu sang Á. Tuy gọi chung tên là mì nhưng chúng khác nhau về giá trị dinh dưỡng và chủng loại

MÌ Á – MÌ ÂU ĐÂU LÀ HẢO HẠNG?

Nếu diễn ra một “cuộc chiến” giữa mì Á và mì Âu (đặc biệt là mì Ý), chắc hẳn mì nào cũng cho mình ngon nhất. Xét về giá trị dinh dưỡng, mì ống (pasta) và mì sợi (noodle) đều chứa carb phức hợp (complex carbohydrate) cao. Do đó, chúng cần thời gian dài để giải phóng năng lượng thay vì cung cấp năng lượng ngay lập tức. Đó là lý do tại sao các vận động viên marathon thường ăn một bát mì ống hoặc mì sợi vào đêm trước khi thi đấu.

Trong thế giới mì sợi (noodle), phổ biến nhất là sợi dài mỏng (hủ tiếu và bánh phở cũng được gọi là noodle). Trong khi đó, mì ống có vẻ lợi thế hơn khi đa dạng về hình dạng. Ở mỗi dạng sẽ có những tên gọi khác nhau. Có thể kể tên mì spaghetti (dạng sợi mỏng dài), nui (macaroni) với nhiều dạng và kích cỡ từ loại trụ tròn nhỏ (hình nơ) đến các hình dáng ngôi sao, mì lasagna (loại mì ống phẳng, rất rộng và đôi khi có các cạnh lượn sóng), mì fusilli – như nui ở dạng xoắn…

dinh duong tu mi 1

Sự đa dạng của mì sợi được phân biệt dựa trên thành phần chính làm ra nó. Mì sợi làm từ lúa mì, gạo, khoai tây, kiều mạch… còn mì ống chủ yếu chỉ có hai loại: tươi và khô. Mì ống khô là loại không có trứng và có thể lưu trữ trong hai năm. Ngược lại, mì ống tươi có trứng chỉ lưu trữ trong tủ lạnh được vài ngày.

Mì ống thường được chế biến bằng cách luộc chín, trong khi mì sợi đa dạng về cách chế biến. Bạn nấu trực tiếp chúng với nước dùng hoặc trụng chín, để ráo rồi chan nước dùng vào. Bạn cũng có thể để nước riêng khi muốn ăn món khô. Ngoài ra còn có các cách chế biến mì sợi khác như rán, xào… cùng thịt bò, hải sản, tim cật, rau củ…

mi

TỪ NÉT TRUYỀN THỐNG TRONG MÌ SỢI CHÂU Á…

Mì sợi có xuất xứ từ Trung Quốc 5.000 năm trước Công nguyên. Từ những sợi bún, mì đơn giản làm từ lúa mì, mì sợi châu Á ngày càng được sử dụng đa dạng trong nhiều món ăn, trở thành một phần trong ẩm thực truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Hàm lượng dinh dưỡng mỗi loại khác nhau tùy theo thành phần và nhu cầu sử dụng của từng món ăn.

MÌ TRỨNG

Đây là loại mì được tạo ra từ hỗn hợp trứng và lúa mì, thường dùng chung với súp gà hoặc các dạng sốt kem. Các loại mì, bún châu Á ít có lợi cho sức khỏe tim mạch với 19g béo/khẩu phần ăn, kèm với lượng cholesterol cao có trong thành phần trứng.

Mì trứng có thể chế biến thành nhiều món với nhiều hương vị. Trong mỗi ¾ bát mì chứa 280 calorie, 58g tinh bột (carb – carbohydrate) và 11g đạm với lượng natri cao.

MÌ SỢI GẠO

mi-soi-gao

Giống như món mì soba Nhật Bản hay mì xào Trung Quốc, mì gạo có dạng sợi, từng thanh hoặc dạng bún. Từ những loại mì này, kho ẩm thực món ăn châu Á ngày càng phong phú. Có thể kể đến món pad Thái, há cảo… Với mỗi ¼ khẩu phần ăn với mì này sẽ cung cấp 195 calorie, 45g tinh bột và 3g đạm, không có chất béo và cholesterol.

MIẾN

Trước khi nấu, miến đậu xanh thường ở dạng khô và trông như quả bóng bằng dây bện. Khi đã qua chế biến, sợi bún trở nên trong suốt như kính. Miến đậu xanh thường được trộn trong nhân nem.

Những ai chọn cách ăn kiêng low-carb (ít tinh bột) thường tránh hầu hết loại miến này. Còn được gọi là bún tàu, chúng chứa 65g carb/1 bát khẩu phần ăn, 260 calorie, không có chất béo, cholesterol hay chất đạm.

MÌ RAMEN

mi-ramen

Ramen là món truyền thống của hai văn hóa: văn hóa Nhật Bản và văn hóa sinh viên. Mỗi gói mì ramen đóng gói trong siêu thị thường cung cấp 385 calorie, 131g chất béo, 223g carb và 31,6g protein, ¼ vitamin B2 và vitamin B3, khoảng 1/3 vitamin B1 và folate cho nhu cầu cơ thể. Nó cũng chứa một phần nhỏ vitamin E, K và B6.

ĐẾN MÌ ỐNG PASTA SÀNH ĐIỆU VÀ HIỆN ĐẠI

Chuyển qua thế giới mì châu Âu, bạn sẽ hoa mắt bởi 300 loại pasta (tạm gọi là mì ống) với những hình dạng và kích thước phong phú. Với chủng loại đa dạng như vậy, người Ý có lý do chính đáng khi chọn sốt đi kèm với từng loại. Sự kết hợp giữa hình dạng mì và sốt đã biến mì châu Âu không còn là các món ăn đơn thuần, bình thường mà chứa đựng cả một sự khác biệt tuyệt vời. Mỗi loại mì có cách thưởng thức khác nhau, vậy mới sành điệu.

NUI XOẮN FUSILLI

mi-xoan

Đây là dạng mì ống dài, dày và xoắn ốc. Mì fusilli cực kỳ hấp dẫn khi ăn cùng sốt cà chua, sốt nhiều thịt hoặc pesto húng quế (loại sốt nghiền đặc trưng của Ý). Một ý tưởng khác khá hay cho fusilli là xào cùng olive xanh và cà chua. Với hình dạng xoắn ốc, fusilli còn được lựa chọn dùng cho món salad mì ống với thịt hầm.

Thành phần dinh dưỡng: 90g mì fusilli chứa 316 calorie, 11,1g protein và 64,8g carb.

MÌ SPAGETTI

mi-spagetti

Chắc hẳn bạn không xa lạ gì với loại mì dạng sợi này. Bạn có thể tận hưởng hết hương vị của nó với sốt marinara, sò điệp và húng tây hoặc dùng kèm với sốt cay puttanesca làm từ cà chua áp chảo, ớt khô, olive và cá cơm.

MÌ SỢI DẸP TAGLIATELLE

mi-soi

Mì tagliatelle có hình dáng giống mì sợi lớn châu Á với sợi bản to và dẹp. Món mì này thường được dùng kèm chanh bơ cùng với thịt xông khói rán hoặc trứng và phô-mai. Thành phần dinh dưỡng: trong 100g mì tagliatelle chứa 357 calorie, 12,6g protein và 72,4g carb.

MÌ TAI NHỎ ORECCHIETTE

Mì dạng lõm, có hình dáng như tai tí hon. Orecchiette thường xào cùng bông cải xanh, xúc xích và dùng chung với nước sốt cừu. Thành phần dinh dưỡng: 390 calorie, 4mg cholesterol, 61g carb và 16g protein (trong 1 phần ăn orecchiette xào với bông cải xanh).

MÌ SINH ĐÔI GEMELLI

Mì có hình dạng xoắn 2 sợi thành 1, dễ thấm nước. Bạn dùng kèm món nhạt như tỏi áp chảo với dầu olive, dạng chunky (om thịt xông khói và đậu Hà Lan) hoặc cà tím, cà chua áp chảo với phô-mai ricotta salata và rau húng quế.dinh duong tu mi 2 dinh duong tu mi 4 dinh duong tu mi 5

Her World Việt Nam

Bài: LÊ VY NGUYỄN

Đừng bỏ qua