Chắc chắn hơn một lần, bạn đã nghe nói tới hai căn bệnh phổ biến thời nay: trầm cảm và rối loạn lo âu. Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như cách điều trị của chúng khá giống nhau. Cả hai đều do sự thay đổi bất thường của một số chất có chức năng dẫn truyền thần kinh – serotonin, dopamine và epinephrine gây ra. Ngoài ra, chúng đều mang lại những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực kéo dài, khiến người bệnh dễ mất niềm tin vào bản thân cũng như cuộc sống. Vì thế, rất nhiều người lầm tưởng hai chứng bệnh này là một.
Tuy vậy, dù giống nhau đến mấy, chúng cũng được xem là hai căn bệnh tách biệt nhau. Vậy, làm sao để biết mình đang bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay mắc cả hai bệnh? Hãy đến với những câu hỏi sau để tìm câu trả lời:
1. Bạn luôn cảm thấy ủ rũ, chán chường, thỉnh thoảng tự nhiên bật khóc
Có (A) Không (C)
2. Bạn luôn trong tình trạng căng thẳng và căng thẳng, liên tục sợ hãi khi nghĩ tới tương lai
Có (B) Không (C)
3. Bạn thường xuyên thấy mình không còn chút sinh khí, không nỗ lực làm bất kỳ điều gì
Có (A) Không (C)
4. Bạn thấy thật khó tập trung làm việc, thậm chí khó để thư giãn
Có (B) Không (C)
5. Cảm giác thèm ăn của bạn tăng hoặc giảm bất thường, dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột Có (A) Không (C)
6. Trong đầu bạn lặp đi lặp lại một sự việc suốt nhiều ngày
Có (B) Không (C)
7. Bạn không còn hứng thú với những điều bản thân vốn yêu thích, chẳng hạn như nấu ăn hay đi chơi với bạn bè
Có (A) Không (C)
Giải đáp
Chủ yếu là A và C: Bạn có thể bị trầm cảm với các triệu chứng sau:
– Buồn bã, vô vọng, không lối thoát – Chán nản, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có ý định tự tử
– Thay đổi khẩu vị: Bạn có thể thèm ăn quá mức hoặc ngừng ăn vì không còn hứng thú với thức ăn.
– Chán ghét những thứ mình từng yêu: Nhiều người bị trầm cảm thấy mọi thứ xung quanh thật vô nghĩa, ngại giao tiếp mà không còn bận tâm tới những điều đang diễn ra.
Chủ yếu là B và C: Bạn có thể bị rối loạn lo âu
– Căng thẳng mọi lúc, luôn nghi ngờ khả năng của bản thân và không cảm thấy an toàn.
– Lo lắng thái quá, làm quá lên vấn đề nào đó sắp xảy đến trong tương lai. – Khó tập trung vào bất cứ việc gì: Nếu đang bị rối loạn lo âu, mỗi khi bạn cố gắng làm việc, thậm chí đọc sách hay xem tivi, bạn cũng chẳng thể đặt hết tâm trí vào đó. Hoàn toàn mất đi thú vui thư giãn/giải trí mà một người bình thường cần có, đó là triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu.
– Gặp các vấn đề về giấc ngủ: mất ngủ, khó ngủ, chất lượng giấc ngủ giảm sút…
– Gặp vấn đề về sức khỏe: rối loạn tiêu hóa, khó chịu ở dạ dày, hoa mắt chóng mặt, nhịp tim nhanh…
Chủ yếu là C: Bạn không mắc chứng bệnh nào hết.
Điều này có nghĩa là bạn chỉ đang trải qua thời kỳ khó khăn – điều mà đa số mọi người đều ít nhất một lần gặp phải. Nó không phải trầm cảm hay rối loạn lo âu mà chỉ là trạng thái xuống dốc tinh thần. Bạn nên dành nhiều thời gian relax, mở rộng mối quan hệ, làm việc mình thích… để đưa bản thân trở về trạng thái cân bằng.
Chủ yếu là A và B: Bạn có thể bị cả trầm cảm và rối loạn lo âu.
Theo thống kê, tần suất mắc cùng lúc hai chứng bệnh này lên tới 40%. Chúng có nguyên nhân gây bệnh giống nhau nên đương nhiên có độ tương quan cao về mặt bệnh lý. Chẳng hạn, người bị rối loạn lo âu gặp phải một sự việc xấu sẽ trở nên mất hy vọng và rơi vào trạng thái trầm cảm; hay người bị trầm cảm dễ bị rối loạn tâm thần, dẫn đến rơi vào cơn hoảng loạn của rối loạn lo âu.
Phương pháp điều trị của chúng tương đối giống nhau: dùng thuốc cũng như tâm lý học trị liệu. Nếu mắc cùng lúc hai bệnh, bạn cần được chăm sóc theo phương pháp tích cực hơn, tối ưu hơn, thời gian điều trị cũng kéo dài hơn.
Her World Vietnam (trích đăng trên tạp chí số tháng 6/2018)