Shojin ryori – Trường phái ăn uống không thoả mãn cơn đói mà để có sức khoẻ

Nếm một món ăn thông thường, bạn cảm nhận được ngũ vị. Với Shojin ryori bạn còn cảm nhận thêm vị thứ sáu đó là vị tinh tế

Văn hóa ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc luôn khiến chúng ta ngưỡng mộ. Trong dịp lễ Vu Lan này, Her World sẽ cùng bạn mở một cửa sổ trong ngôi nhà ẩm thực Nhật Bản, đó là trường phái Shojin ryori để giúp bạn đa dạng thực đơn trong mùa chay.

Ẩm thực Nhật bản vốn nổi tiếng thế giới về tinh thần “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa” tồn tại từ thời xa xưa. Càng khám phá sâu hơn, chúng ta lại càng phải trầm trồ, thán phục. Shojin ryori xuất hiện ở Nhật vào thế kỷ 13. Thiền sư nổi tiếng của Nhật, ngài Dogen, đã chu du đến Trung Quốc để nghiên cứu về Thiền. Sau đó ông trở về quê hương xây các đền Thiền và khởi xướng Shojin ryori. Shojin có nghĩa là quá trình thiền liên tục, gạt bỏ mọi suy nghĩ trần tục của con người; ryori có nghĩa là ẩm thực. Nhà sư phải hành thiền tại đền suốt cả ngày, cả lúc chế biến và ăn cũng là giai đoạn quan trọng của thiền định. Đối với họ, ăn uống không phải là thưởng thức hay thỏa mãn cơn đói mà để có sức khỏe, từ đó tiếp tục thiền.

THỰC PHẨM TỰ NHIÊN LÀ LINH HỒN CỦA MÓN ĂN

Shojin ryori rất giản dị với 3 đặc điểm cốt lõi: ăn thực phẩm theo mùa, hạn chế tối thiểu gia vị và tránh lãng phí thức ăn. Một bữa ăn Shojin ryori cân bằng 5 màu sắc, 5 hương vị và 5 cách chế biến. 5 màu là trắng, xanh, vàng, đỏ, đen để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. 5 vị là ngọt, mặn, chua, cay, đắng từ chính thực phẩm chứ không phải bằng cách nêm thêm muối, đường… 5 cách chế biến là om, hấp, luộc, ăn sống, rán và chỉ khi thực phẩm toàn rau, họ mới dùng món rán để thêm calo và dinh dưỡng. Trong Shojin ryori có một khái niệm quan trọng là nấu toàn bộ, nghĩa là người nấu sẽ tận dụng cả phần vỏ, rễ, lá của rau củ. Chẳng hạn khi luộc cà-rốt, họ sẽ cắt nhỏ, đun với lượng nước vừa phải, nêm ít muối và đậy nắp lại. Với cách nấu này bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn và rõ nhất hương vị của rau củ tự nhiên. Nguyên liệu chế biến đặc trưng của Shojin là đậu nành, đậu hũ, bột sắn dây (kudzu). Bữa ăn Shojin thường bao gồm một chén súp và 3 đĩa thức ăn gọi là ichi-ju-san-sai. Nếu bạn muốn thử nấu tại nhà, hãy nấu cơm và súp, sau đó thêm 3 đĩa rau cải gồm rau hấp, đậu phụ và dưa ngâm giấm.

IZU, SHUZENJI, SHIZUOKA, JAPAN - 2015/09/04: Kaiseki is a traditional Japanese dinner served in a series of courses. Kaiseki draws on a number of traditional Japanese haute cuisines, especially the traditions of imperial court cuisine or yusoku-ryori and samurai cuisine honzen ryori. Kaiser also draws its more austere influences from Buddhist cuisine shojin ryori, and tea ceremony cuisine cha kaiseki. These individual cuisines have been incorporated into modern kaiseki - an art form that balances taste, appearance, texture and colors. Only fresh seasonal and usually local ingredients are used and are prepared so as to enhance their flavor. Dishes are presented on ceramics and garnishes chosen to enhance the season and the appearance of the meal. (Photo by John S Lander/LightRocket via Getty Images)

ẨM THỰC TINH THẦN

Triết lý của Shojin Ryori góp phần thay đổi thái độ của con người đối với việc ăn uống ở ba khía cạnh: lý do ăn, cách ăn và những gì đang ăn. Bạn có thể thấy các nguyên liệu chính của Shojin ryori là nhiều loại rau củ, đậu nành và các loại hạt thay đổi theo mùa. Vào mùa xuân, mầm non nảy nở; mùa hè, rau xanh phát triển tươi tốt; mùa thu đầy ắp các loại quả hạt; và mùa đông, rễ cây có tác dụng làm ấm bên trong cơ thể. Mùa nào thiên nhiên ban cho con người thức nấy, nên ăn theo mùa chính là thuận theo tự nhiên. Shojin ryori còn giúp chúng ta biết cách đón nhận. Với Shojin ryori, cách ăn, cách cảm nhận và lòng biết ơn còn quan trọng hơn những gì chúng ta được ăn. Chính điều này giúp phân biệt Shojin ryorivới các kiểu ẩm thực khác. Cũng vì tinh thần này nên món ăn theo kiểu Shojin trang trí rất giản dị, không cầu kỳ để thấy được vẻ đẹp của thực phẩm.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

NHỮNG “ĐIỀU RĂN” KHI DÙNG BỮA SHOJIN RYORI

– Chúng ta biết ơn thiên nhiên ban tặng cho chúng ta thức ăn đang bày trên bàn, biết ơn người đã dọn ra bữa ăn, đặc biệt cảm ơn người đã dành thời gian và công sức để nấu ăn và những người nông dân đã trồng trọt các loại thực phẩm.

–  Chúng ta soi xét chính mình trước khi ăn và chúng ta xứng đáng được nhận bữa ăn này.

– Chúng ta không mang lên bàn ăn những ham muốn của con người, bao gồm cả sự tham lam, giận dữ hay những cảm xúc khác.

– Bữa ăn này tuy khiêm tốn, nhưng cân bằng dinh dưỡng, giúp nuôi dưỡng tinh thần và thể chất của chúng ta.

– Giờ ăn cũng là giờ thiền định. Khi ăn, chúng ta tiếp tục rèn luyện bản thân để trở thành một người tốt hơn.

Bài: THẢO PHẠM

Her World Việt Nam

Đừng bỏ qua