Những nguyên tắc thú vị về việc nạp thức ăn để cơ thể luôn cân bằng và khỏe mạnh

Bạn có để ý thấy thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày đều có tính kiềm và a-xít? Quan trọng là nạp mỗi thứ với lượng bao nhiêu để duy trì cơ thể khỏe mạnh 

Nói đến kiềm và a-xít, bạn dễ liên tưởng tới xà phòng cũng như các chất tẩy rửa. Thực tế, cơ thể chúng ta có đặc tính kiềm và a-xít. Không chỉ vậy, thực phẩm bạn ăn mỗi ngày cũng mang đặc tính này, ảnh hưởng trực tiếp đến tính kiềm và a-xít của cơ thể. Hiện nay, vẫn tồn tại nhiều tranh cãi về các thực phẩm nên và không nên ăn. Tháng này, Her World sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên tắc thú vị về việc nạp thức ăn để cơ thể luôn cân bằng và khỏe mạnh.

NGUY CƠ MẤT CÂN BẰNG ĐỘ PH

Cơ thể chúng ta hoạt động liên tục để duy trì sự cân bằng nồng độ pH giữa 7,35 và 7,45. Khi con số này giảm xuống dưới 7,35, bạn có triệu chứng nhiễm a-xít. Hậu quả là hệ thống thần kinh trung ương bắt đầu suy giảm. Nếu độ pH xuống dưới 7, bạn bị nhiễm a-xít nặng, có thể gây hôn mê và nặng hơn nữa là tử vong. Ngược lại, nồng độ pH tăng trên 7,45 cho thấy bạn nhiễm kiềm. Điều này làm cho hệ thống thần kinh trở nên quá nhạy cảm, dẫn đến co thắt cơ, co giật. Chúng ta khỏe mạnh khi cơ thể có tính kiềm nhẹ. Vì thế, bạn cần dùng các thực phẩm có tính kiềm nhiều hơn thực phẩm có tính a-xít.

SỨC CÁM DỖ CỦA THỰC PHẨM CÓ TÍNH A-XÍT

Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng thay đổi độ pH sau khi nạp vào cơ thể. Chẳng hạn, nước chanh có vị chua, được quan niệm là có tính a-xít nhưng khi vào cơ thể lại tạo môi trường kiềm. Thịt có vị mặn tưởng là kiềm nhưng khi nạp vào sẽ tác động sản sinh a-xít. Thực phẩm chế biến sẵn, cũng là món khoái khẩu của nhiều người, thường có tính a-xít cao. Do đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở San Diego đề nghị bạn ăn thêm nguồn thực phẩm tươi sống có tính kiềm (như trái cây và rau quả) với tỷ lệ 3 phần thức ăn tính kiềm và 1 phần a-xít. Dù các món pizza, bánh mì, đồ chiên xào… có ngon đến mấy, bạn cũng nên hạn chế ăn mà tăng cường thức ăn kiềm để cân bằng độ pH trong cơ thể.

ĐIỂM DANH NHỮNG THỰC PHẨM CÓ TÍNH A-XÍT

Những thực phẩm quen thuộc với chúng ta, bao gồm tất cả chế phẩm từ sữa như phô-mai, sữa, váng sữa và bơ đều có tính a-xít. Các loại thịt động vật như gia cầm, gia súc, nghêu, sò, cá, hải sản cũng có tính này. Bên cạnh đó, danh sách còn kéo dài với soda và các loại nước ngọt, tinh bột, đường, thực phẩm có hàm lượng protein cao, vitamin tổng hợp và các thực phẩm bổ sung. Có một số thực phẩm sản sinh ít a-xít hơn, không tạo ra hiệu ứng kiềm hóa nghiêm trọng nên bạn có thể dùng với liều lượng thấp. Đó là là các loại hạt như hạt điều, đậu phộng, quả óc chó, hạt bí ngô và hạt hướng dương; các loại quả như việt quất, nam việt quất, mận; dầu bắp; các chất làm ngọt như đường, mật đường, xi-rô maple, mật ong được chế biến, đường hóa học; các loại gia vị như mayonnaise, nước tương, giấm, muối… Không chỉ hạn chế ăn thực phẩm có tính a-xít, bạn còn phải tránh xa những món ăn/thức uống có tính phốt-pho cao như bia, chocolate nóng làm từ hỗn hợp ca cao. Có thể thay thế bằng nước khoáng có ga hay nước suối. Nếu ghiền thức uống có cồn, bạn chọn loại có hàm lượng phốt-pho thấp hơn như rượu vang đỏ hoặc trắng.

an gi de khoe

Các tế bào ung thư sẽ tránh xa môi trường có tính kiềm. Để tạo môi trường này cho cơ thể, bạn cần làm bạn với những thực phẩm có tính kiềm

HẬU QUẢ ĐÁNG SỢ KHI NHIỄM A-XÍT TỪ THỰC PHẨM

Khi bạn ăn thực phẩm có tính a-xít cao sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ cho cơ thể: bơ phờ, mệt mỏi, trầm cảm, nhức đầu, nổi mụn trứng cá, khô da, thay đổi tâm trạng, tiêu hóa kém, móng tay và tóc giòn, nướu răng nhạy cảm… Một trường hợp nhẹ của việc cơ thể hấp thụ nhiều thực phẩm có tích a-xít là có thể làm tăng các gốc tự do trong cơ thể, giảm năng lượng tế bào (đây chính là mầm mống gây ung thư). Ngoài ra, vi khuẩn và virus phát triển mạnh trong môi trường a-xít sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Khi cơ thể nghiêng về tính a-xít, nó sẽ có xu hướng sử dụng chất khoáng sẵn có để giúp cân bằng độ pH. Can-xi là khoáng chất quan trọng nhất mà cơ thể bạn sử dụng, để giúp trung hòa a-xít hiệu quả. Khi cơ thể liên tục bị mất can-xi từ xương sẽ dẫn đến hàng loạt triệu chứng như loãng xương, đau mỏi xương khớp…

Nhiễm a-xít cũng là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng stress cũng như gia tăng mức độ cortisol của bạn, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Hậu quả nghiêm trọng hơn là gây sỏi thận, suy giảm hormone tăng trưởng, tăng mỡ trong cơ thể và giảm khối lượng cơ bắp.

CHẾ ĐỘ ĂN GIÀU KIỀM ĐẨY LÙI UNG THƯ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh chế độ ăn có tính kiềm giúp đẩy lùi căn bệnh ung thư. Tiêu biểu là nghiên cứu của Otto Heinrich Warburg, nhà hóa sinh nổi tiếng người Đức từng đoạt giải Nobel năm 1931. Sau nhiều năm nghiên cứu về ung thư, ông đã phát hiện nguyên nhân của căn bệnh này. Theo đó, ung thư đến từ sự thiết hụt ô-xy của tế bào, gây ra tình trạng cơ thể tích lũy a-xít. Ngược lại, cơ thể có nồng độ a-xít cao lại dẫn tới thiếu ô-xy. Đặc điểm của tế bào ung thư là không hấp thụ ô-xy mà hấp thụ glucose. Môi trường tốt cho trạng thái này chính là a-xít. Ngược lại, tế bào khỏe mạnh cần nhiều ô-xy, tức là cần môi trường có tính kiềm. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng với nhiều thực phẩm có tính kiềm sẽ tạo điều kiện sống thuận lợi cho các tế bào khỏe mạnh, không còn chỗ cho ung thư.

TIẾP CẬN THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM

Thực phẩm có tính kiềm cao đứng đầu danh sách là chanh và dưa, những loại rau non, tươi như măng tây, rau chân vịt; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Bên cạnh đó, các loại trái cây có vị chua hoặc ngọt thanh được xem là có tính kiềm mạnh là nho, kiwi, kế đến là chà là, xoài, đu đủ, dâu đen, phúc bồn tử, dứa, mận, quả sung, nước ép trái cây tươi, nước ép thảo dược, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển, các loại hoa ăn được, dưa chuột, mù tạt xanh, bí ngô, giá đỗ, khoai lang, cà chua, cây kê, đậu hũ… Một số loại gia vị như gừng, thảo dược, mật ong nguyên chất, nước khoáng thiên nhiên cũng cung cấp nguồn kiềm sạch. Ngoài việc làm bạn với thực phẩm có tính kiềm, bạn cần chọn cách bảo quản đúng để giữ được độ tươi ngon, đồng thời chế biến sao cho giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng. Cuối cùng, hạn chế thực phẩm có tính a-xít không có nghĩa là tuyệt giao với chúng. Hãy biết cân bằng lượng thức ăn nạp vào cơ thể để bảo vệ bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài: Mỹ Trang

Her World Việt Nam

Đừng bỏ qua