Nietzsche đã nói rằng: “Người nghĩ rằng bạn điên khi thấy bạn nhảy múa là vì họ không nghe được âm nhạc”.
Đừng tìm cách “chữa” nhạy cảm
Nhạy cảm là một đặc tính, không phải bệnh lý. Bạn dễ cảm thấy căng thẳng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn, hóa chất, thuốc men… Chẳng có “thuốc” nào chữa nhạy cảm ngoài cách sống hài hòa với phần không thể tách rời này của bạn và thư giãn tâm trí khi tinh thần cạn kiệt.
Sống cho bản thân
Tại sao bạn dành cuộc đời mình để làm những việc mà người khác hay làm chỉ để được… giống họ? Sự cố gắng đó không giúp bạn thoát khỏi áp lực xã hội, chưa kể còn khiến bạn che giấu con người thật để phù hợp với các chuẩn mực. Hệ thống thần kinh của người nhạy cảm khác người thường 80%–85%. Hãy thoải mái làm những điều bạn có thể làm, thể hiện thế mạnh riêng dù bạn không giống ai.
Gặp người “cùng cảnh ngộ”
Bạn sẽ không bao giờ lẻ loi, hãy tin điều đó. Trên thế giới này có rất nhiều người giống như bạn. Hãy gặp gỡ người đã vượt qua sự nhạy cảm, nỗi sợ hãi vô hình của bản thân để học hỏi kinh nghiệm.
Suy nghĩ lạc quan
Não là một bộ lọc dạn dày kinh nghiệm về nhận thức thực tại. Nếu bạn cho rằng thế giới là nơi nguy hiểm, lập tức bộ não sẽ săn lùng bằng chứng về mối nguy hiểm. Ngược lại, bạn tin rằng đó là nơi đầy yêu thương, não sẽ giúp bạn tìm ra cách để được yêu thương. Suy nghĩ sẽ kích thích hệ thần kinh. Do vậy, hướng suy nghĩ vào những điều tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Rút ra bài học từ sai lầm cũ
Sự nhạy cảm cho bạn lợi thế là bạn có thể cảm nhận quá chi tiết mọi góc độ và hậu quả của vấn đề. Điều này khiến bạn dễ choáng ngợp và kiệt sức. Tốt nhất, đừng xoáy vào “điểm yếu” này của bản thân. Hãy dùng “điểm mạnh” mà bạn đang sở hữu nhờ sự nhạy cảm như trực giác, thị giác, sự tận tâm… để nhìn nhận vấn đề.
Bao dung với chính mình
Là người nhạy cảm, nhân hậu, nhưng bạn lại đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe với bản thân. Đừng chỉ trích mình. Hãy yêu thương bản thân mình nhiều hơn.
Phá vỡ bức tường cứng nhắc
Sự nhạy cảm khiến bạn phản ứng một cách thái quá bằng cách xây một bức tường vô hình bao bọc để bảo vệ mình khỏi bị tổn thương. Bức tường cảm xúc này sẽ đưa bạn vào một vòng lẩn quẩn. Bạn nên nói “không” với suy nghĩ cô đơn và quyết định mình phải được hạnh phúc!
Đừng chèn ép sự nhạy cảm
Thường xuyên đè nén sự nhạy cảm khiến bạn không thể nhận thức được những cảm giác thực thụ của bản thân. Tốt nhất, bạn nên giải phóng năng lượng để cân bằng cơ thể. Cứ để cảm xúc tuôn trào như vốn dĩ nó thế, thậm chí khi nó có vẻ kỳ lạ với nhiều người.
Her World Việt Nam