Mối tương quan giữa haute couture và ready-to-wear

Tại sao các nhà mốt lại ra mắt cả hai bộ sưu tập haute couture và ready-to-wear trong cùng một mùa? Hai khái niệm này ảnh hưởng đến nhau như thế nào?

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PRÊT-À-PORTER VÀ HAUTE COUTURE

Nhà thiết kế Gaby Aghion – người đứng đằng sau thương hiệu Chloé, cũng là người đầu tiên chính thức đặt ra cụm từ prêt-à-porter (tiếng Anh là ready- to-wear) dành cho quần áo may sẵn. Trang phục prêt-à-porter đặt tính chất tiện lợi lên hàng đầu, thật sự “sẵn sàng để mặc” bởi khách hàng có thể mua chúng ở bất cứ cửa hàng nào. Các fashion week diễn ra tại bốn kinh đô thời trang thế giới Paris, New York, Milan và Luân Đôn mỗi năm hai lần. Từ tháng 1–4, các nhà mốt cho ra mắt bộ sưu tập Thu Đông và từ tháng 9–11 là thời điểm của mùa Xuân Hè.

Một bộ trang phục haute couture đôi khi mất cả tháng trời để hoàn thành 

Một bộ trang phục haute couture đôi khi mất cả tháng trời để hoàn thành

Trái lại, điểm khác biệt lớn nhất của haute couture khi so sánh với prêt-à-porter chính là đặc điểm may đo của nó. Nói cách khác, trang phục haute couture được may theo yêu cầu của từng cá nhân, bởi chữ haute couture trong tiếng Pháp có nghĩa là “may đo cao cấp”. Trang phục không những được may theo số đo khách hàng mà chất lượng cũng là thứ khác biệt, từ chất liệu vải đắt tiền cho đến kỹ thuật may đo của những người thợ lành nghề nhất. Một chiếc đầm couture có thể tốn đến hàng tháng trời để hoàn thành vàgiátrịcủanócũngvìthếmà trở nên vô cùng đắt đỏ. Vào giữa thế kỷ 19, nhà thiết kế người Anh Charles Frederick Worth tại Paris chính là người đầu tiên gọi các thiết kế của mình là haute couture. Cho đến hiện tại, haute couture được xem như thứ hàng xa xỉ bậc nhất và không phải nhà mốt nào cũng được phép sử dụng hai chữ haute couture. Họ phải nhận được sự công nhận của Liên đoàn Haute Couture & Fashion tại Paris, thông qua các điều luật khắt khe để trở thành một nhà couture chính thức.’

moi-tuong-quan-giua-haute-couture-va-ready-to-wear

HERMÈS READY-TO-WEAR

moi-tuong-quan-giua-haute-couture-va-ready-to-wear

CHANEL – READY-TO-WEAR

moi-tuong-quan-giua-haute-couture-va-ready-to-wear

CALVIN KLEIN – READY-TO-WEAR

moi-tuong-quan-giua-haute-couture-va-ready-to-wear

DIOR – HAUTE COUTURE

moi-tuong-quan-giua-haute-couture-va-ready-to-wear

CHANEL – HAUTE COUTURE

moi-tuong-quan-giua-haute-couture-va-ready-to-wear

ATELIER VERSACE -HAUTE COUTURE

HAI THÁI CỰC CỦA THỜI TRANG

Cuốn sách Cultural Industries and the Production of Culture (2004) của tác giả Dominic Power và Allen J. Scott đã kết luận rằng: “Sự kết hợp tài tình giữa haute couture và prêt-à- porter chính là một ví dụ tuyệt vời của những bộ óc sáng tạo trong thế giới thời trang”. Quả thật vậy, sự tồn tại song song của hai thái cực này không những tạo sự đa dạng và phức tạp cho thời trang thế giới mà còn bổ trợ cho sự phát triển của nhau. Nếu như ví haute couture là đỉnh cao của nghệ thuật cần được bảo tồn, thì prêt-à-porter là nghệ thuật đại chúng, thúc đẩy guồng quay của cả ngành công nghiệp này. Hai bộ sưu tập haute couture Thu Đông và Xuân Hè mỗi năm của các nhà couturier nhanh chóng trở thành kim chỉ nam cho các xu hướng thời trang trình diễn ở những tuần lễ thời trang prêt-à- porter sau đó.

Tuy vậy, các nhà maison không thể tồn tại chỉ với haute couture. Chiếu theo tháp nhu cầu Maslow do nhà tâm lý
học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943, trong tài liệu A Theory of Human Motivation, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính, đó là nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Tháp nhu cầu này có thể được áp dụng cho tất cả các nhóm người trong xã hội, và thời trang là một yếu tố không ngoại lệ. Nếu như con người cần thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về ăn mặc, thời trang prêt-à-porter với tính tiện dụng cao đáp ứng được đòi hỏi đó. Và khi nhu cầu cơ bản đã kết thúc, dẫn đến việc nhu cầu bậc cao nảy sinh mãnh liệt về ước muốn được kính trọng, được công nhận, được thể hiện bản thân, đây là lúc haute couture cần đến.

moi-tuong-quan-giua-haute-couture-va-ready-to-wear

Gaby Aghion – người đặt ra cụm từ prêt-à-porter

Trước đây, thời trang haute couture chỉ dành cho những đối tượng khách hàng là tầng lớp thượng lưu, giới quý tộc, người nổi tiếng. Tuy nhiên, ngày nay, một kỷ nguyên mới đã mở ra và thời trang không còn dành riêng cho đối tượng này. Chất lượng cuộc sống được nâng cao khiến đối tượng khách hàng yêu thích haute couture càng được mở rộng và thông qua đó, khách hàng yêu thời trang cũng đòi hỏi chất lượng cao cấp hơn từ phía prêt-à-porter. Sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu tiêu dùng trong khoảng giời gian 20 năm trởlạiđâyđãdẫnđếnsựrađời của hàng loạt thương hiệu fast fashion (thời trang nhanh) như H&M, Zara, Forever21… thay đổi cuộc chơi thời trang cao cấp.

Sự tác động này từ phía thị trường trở thành áp lực buộc các nhà mốt phải xác định các phân khúc thị trường đúng đắn và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng. Nhiều thương hiệu giới thiệu đều đặn các bộ sưu tập prêt-à- porter bên cạnh haute couture. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với người tiêu dùng bởi một lần nữa, mối liên hệ tương quan bên đẩy – bên kéo của prêt-à- porter và haute couture đã khiến thời trang thế giới ngày càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

 

BÀI: VÂN ANH.

ẢNH: TƯ LIỆU

Bài trích đăng từ tạp chí Her World số tháng 12/2017

Đừng bỏ qua