Raf Simons – Ông vua của ngành công nghiệp thời trang

Đầu tháng 8 vừa qua, Calvin Klein đã chính thức xác nhận Raf Simons trở thành giám đốc sáng tạo, chịu trách nhiệm dòng ready-to-wear cho cả nam lẫn nữ

SỰ KHỞI ĐẦU CỦA NHÀ MỐT

“Tôi không có nền tảng văn hóa nghệ thuật gì cả. Bố mẹ tôi chẳng dính dáng đến bất cứ điều gì mà bạn gọi là văn hóa nghệ thuật,” Simons nói, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Ông sinh ra ở Neerpelt, Bỉ, ngay gần biên giới của Hà Lan. “Trong ngôi làng của chúng tôi không có rạp chiếu phim, cũng chẳng có bảo tàng hay phòng trưng bày, thậm chí là một cửa hàng bán quần áo. Tôi không có điều kiện để tiếp xúc và cảm nhận về nghệ thuật, cũng như thời trang.”_ Simon tâm sự.

raf simons3

Bộ sưu tập Dior Thu Đông 2015 do Raf Simons thiết kế được biểu diễn tại Tokyo, Nhật Bản

Sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế tại một trường cao đẳng công nghiệp và thiết kế nội thất tại Genk, Bỉ, Raf Simons khởi nghiệp bằng nghề thiết kế nội thất. Sau đó, ông trở thành thợ học việc ở studio thời trang của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Bỉ Walter Van Beirendonck. Bước ngoặt sự nghiệp của Simons đến khi ông được Van Beirendonck đưa đi tham dự tuần lễ thời trang tại Paris. Ngay khi được tận mắt chiêm ngưỡng show diễn toàn màu trắng của Martin Margiela, Raf Simons đã nhận ra hoài bão và đam mê to lớn của mình. Trong hơn ba năm gắn bó với Dior, Raf Simons đã giúp cho thương hiệu thời trang được thành lập từ năm 1946 này thu lại nhiều tiếng vang. Dưới tầm nhìn và định hướng sáng tạo của Simons, kết quả doanh thu của thương hiệu Dior đã tăng trưởng khá ấn tượng, ngành hàng ready-to-wear tăng 60% và haute couture tăng 18%.

raf simons4

Thiết kế thời trang nam Calvin Klein của Raf Simons tại tuần lễ thời trang Milan Thu Đông 2016

TIẾP TỤC KHẲNG ĐỊNH MÌNH Ở VƯƠNG QUỐC MỚI

Raf Simons từng bày tỏ sự thất vọng với mức phát triển trung bình của quần áo nam cũng như lối mòn của dòng thời trang nữ. “Đôi khi tôi chẳng thể nào tìm thấy một chút thời trang nào ở đàn ông,” ông thì thầm. Tôi chỉ tự hỏi tại sao chúng ta không thể thúc đẩy thời trang nam giới hơn, chúng ta cần có trách nhiệm, rằng nam giới có thể dùng thời trang để thể hiện mình, giống như phụ nữ vậy.”

raf simons

Một thiết kế của Raf Simons trong bộ sưu tập Dior Cruise 2016

Có lẽ vì vậy, việc Raf Simons trở thành tân vương ở Calvin Klein không khó để lý giải. Khác với Dior lãng mạn và cổ điển theo phong cách châu Âu, Calvin Klein lại mang tinh thần trẻ trung, hoang dại của nước Mỹ. Liệu Raf Simons có thể thành công khi xây dựng đế chế của riêng mình? Chúng ta sẽ sớm biết khi mùa Fashion week Thu – Đông 2017 đến.

Bài: ROSEMARY

Her World Việt Nam

Đừng bỏ qua