Sự kỳ diệu của trí nhớ

Khả năng quan trọng nhất của trí nhớ không chỉ giúp chúng ta lưu giữ những gì đã trải qua, được học hỏi, nó còn giúp mỗi cá nhân biết được mình là ai và như thế nào trong thế giới này

Bạn đang đi bộ dưới hàng cây xanh mát, nghe một nhóm học sinh vui đùa, bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu với những trò nghịch ngợm bỗng ùa về. Mùi cỏ mới cắt thoang thoảng buổi sáng sớm khiến bạn nhớ về buổi đi dạo lãng mạn với ai đó hay khu vườn xanh mướt bên ngoài cửa sổ nhà nội. Tất cả những thứ đó gọi là ký ức, một phần của trí nhớ.

tri nho 3

Chúng ta không nhớ ngày tháng, chỉ nhớ những khoảnh khắc

Trí nhớ của chúng ta là một thứ gì đó rất kỳ lạ. Bạn có thể nhớ về những điều gì đó thật xa xưa, những thứ tưởng như không cần phải ghi nhớ trong khi lại có thể bỏ quên những thứ cần thiết. Bạn đã từng ở trong tình huống gặp ai đó trong một bữa tiệc đông người, trong khi người kia thì vồn vã chào hỏi còn bạn thì không thể nhớ ra đã từng gặp người đó ở đâu, trong hoàn cảnh nào?

Trí nhớ, một phần của cảm xúc

Một phần của bộ não chịu trách nhiệm lưu giữ những ký ức liên quan đến các giác quan như khứu giác, thính giác, thị giác và cả xúc giác. Vì vậy, khi ngửi một mùi hương hay nghe một điều gì đó bạn đã từng trải qua, bộ não sẽ tự động liên kết chúng với nhau và nhớ về những gì bạn đã trải qua mà bạn không thể nhận ra. Đó có thể là một bức tranh có màu sắc tương tự như bức tranh trong nhà bạn lúc bạn còn bé, làm bạn nhớ lại thời thơ ấu. Điều này giúp bộ nhớ phát triển hơn.

tri nho 4

Khi bắt gặp những hình ảnh thân quen, ký ức lại ùa về

Các nhà khoa học nghiên cứu về trí nhớ cũng cho rằng việc con gái có xu hướng yêu một người đàn ông có nhiều điểm giống bố mình cũng một phần do ký ức. Ví dụ, nếu bố của một cô gái có thói quen nhướng lông mày lên khi vui đùa cùng cô bé, khi gặp một chàng trai có đặc điểm tương tự, cô gái sẽ có cảm giác ấm áp và vui vẻ như được chơi cùng bố khi còn thơ bé.

Trí nhớ hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc. Điều này lý giải tại sao bạn nhớ rất rõ một điều gì đó khi đi cùng với một cảm xúc đặc biệt nhưng có thể tạm thời quên nó nếu bạn đang mất bình tĩnh hoặc bị phân tâm. Chẳng có gì lạ khi bạn nhớ từng chi tiết trong buổi tiệc sinh nhật vui vẻ cách đây vài năm mà bạn bè tổ chức bất ngờ cho bạn nhưng chẳng nhớ gì về cuộc gặp gỡ người bạn mới gặp cách đây vài ngày khi bạn đang có một vài mối lo lắng trong công việc.

Thay đổi theo thời gian

Nếu bạn cho rằng ký ức là bất biến thì đã nhầm. Những điều bạn đã trải qua là không thể thay đổi nhưng ký ức thì có thể thay đổi. Mỗi lần bạn nhớ lại một điều gì đó, ký ức của bạn sẽ có một chút thay đổi, cũng có khi bạn không thể nhận ra nhưng sự thay đổi đó còn phụ thuộc vào tâm trạng lúc bạn đang nhớ lại.

tri-nho2-re

Ký ức còn chịu sự tác động của các giác quan như khứu giác hay vị giác

Chẳng hạn, nếu bạn ngửi thấy mùi cỏ tươi vừa cắt trong một buổi sáng thong thả, bạn vừa nhâm nhi ly cà-phê vừa nhớ về những kỷ niệm cũ chắc sẽ khác với lúc bạn ngửi thấy nó vào sáng thứ Hai, khi bạn thức dậy muộn và cuống cuồng chuẩn bị đến cuộc họp quan trọng. Kỷ niệm đó chắc cũng ùa về nhưng có thể không còn sự bình yên mà mọi thứ đều lướt qua rất nhanh. Vì vậy, khi học một thứ gì đó mới, bạn cần phải thoải mái, bình tĩnh.

Trước khi học, hãy hít thở một hơi thật sâu để giữ ổn định. Ngày hôm sau, nếu bạn muốn nhớ lại những gì đã được học trong trạng trái bình tĩnh đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn thấy đấy, nếu đang say sưa trình bày gì đó, bỗng nhiên có ai đó khiến bạn bị phân tâm, bạn sẽ khó quay trở lại với chủ đề cũ, đến mức bạn phải hỏi mọi người xung quanh: “Tôi đang nói cái gì và đến chỗ nào rồi?”. Sự căng thẳng, bực bội, khó chịu, mệt mỏi có thể xóa nhòa mọi thứ. Nếu bạn thư giãn, thoải mái, ký ức cũng tự trở về.

 giúp mỗi cá nhân biết được mình là ai và như thế nào trong thế giới này

Trí nhớ giúp mỗi cá nhân biết được mình là ai và như thế nào trong thế giới này

Điều kỳ diệu của trí nhớ còn ở khả năng giúp chúng ta quên đi những kỷ niệm xấu hoặc những thói quen không tốt. Dĩ nhiên, bạn không thể xóa những thứ xấu ra hoàn toàn ra khỏi đầu. Là người sợ nói chuyện trước đám đông, thay vì lưu giữ hình ảnh bạn đã từng mắc lỗi khi nói trước nhiều người, trí nhớ của bạn sẽ dần dần tìm cách đẩy nó ra xa. Điều này cũng như khi bạn xem phim ma trên ti-vi hay chiếc điện thoại nhỏ, con ma nào đáng sợ hơn? Dĩ nhiên là trên màn hình lớn. Tương tự như vậy khi nhìn lại điều gì đó trong quá khứ gần thì dễ, xa thì khó và đỡ sợ hơn. Bạn sẽ nhận ra đâu là vấn đề và đưa ra quyết định cho tương lai.

Bài: THƯ NGUYỄN.

Đừng bỏ qua