Hành trình về đất Phật: Tây Tạng

Tây Tạng, vùng đất cao nguyên huyền bí, tách biệt với thế giới bên ngoài, luôn có một sức hút lớn đối với những người ưa mạo hiểm, khám phá.

Nằm lọt giữa ba dãy núi lớn, Himalaya ở phía Nam, Korakoram ở phía Tây và dạy Côn Lôn ở phía Bắc, Tây Tạng không phải là điểm dừng chân lý tưởng dàng cho tất cả du khách. Tuy nhiên địa hình hiểm trở, khép kín, cùng những di sản văn hóa nổi tiếng của vương quốc Phật giáo huyền bí này lại có một sức hút mãnh liệt đối với dân mạo hiểm.

tay tang 2

Thăm thánh đường của Phật giáo

Máy bay từ từ đáp xuống sân bay Gonga ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Từ trên cao, chúng tôi đã nhìn thấy những ngôi nhà tường đắp bằng đất, cửa số trang trí bằng những miếng vải lạ mắt nằm trải theo sườn đồi. Đây là kiểu nhà phổ biến của người dân vùng núi này.

Lhasa, vùng đất thánh địa của Phật giáo Tây Tạng, là nơi tập trung rất nhiều chùa chiền, cung điện nổi tiếng. Hàng năm, vào mùa hè, hàng đoàn tín đồ lại hành hương về đây để tụng kinh niệm Phật.

Cung điện Potala là quần thể công trình kiến trúc quan trọng nhất, được coi là biểu tượng của Lhasa, là kết tinh của trí trụe và văn hóa Tây Tạng. Xưa kai, đây là nơi ở và lam việc của các vị Đạt Lai Lạt Ma.

Cung điện Potala được xây từ thế kỷ thử VII, gồm nữhng hối xô lệch, với hàng nghìn căn phòng nằm trên 13 tầng. Công trình này từng bị phá huỷ vào thời kỳ Trung cổ. Đến thế kỷ XV, Potala được đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ V khôi phục lại.

Cung điện gồm hai phần chính: Bạch cung và Hồng cung, đều được thiết kế theo kiểu tu viện Ấn Độ cổ đại. Vật liệu xây dựng chủ yếu là đất, gỗ và đá. Vào thời hưng thịnh, Potala có tới mười nghìn Đạt Ma, hơn 20 vạn tượng Phật. Cho đến tận ngày nay, đây vẫn là địa điểm thu hút nhiều người hành hương nhất. Họ vừa đi vừa tụng kinh, tay chắp cao trên đầu, vái lạy sau đó cúi sát đầu xuống đất đầy thành kính. Có người còn trải những tấm vải sặc sỡ xuống đất rồi quỳ hoặc nằm để vái lạy.

Potala tay tang

Cung điện Potala

Trước khi tham quan chùa Sắc La (Slasa), chúng tôi rủ nhau ghé qua khu chợ nằm cạnh chùa Đại Thiều. Mấy cô bạn gái đi cùng lập tức sà vào những gian hàng bán thảm lông, đồ trang sức thủ công đầy màu sắc sặc sỡ. Tại chợ còn có một hiệu sách lớn, bày bán rất nhiều kinh Phật và sách về lịch sử, văn hóa Tây Tạng.

Rời khu chợ náo nhiệt, chúng tôi tiếp tục hành trình khám phá đất Phật. Hòa lẫn vào dòng người Tây Tạng hành hương, chúng tôi cũng đi hết một vòng theo chiều kim đồng hồ trước khi bước vào chùa Sắc La. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XV, trải dài theo thế núi. Chính vì địa thế đặc biệt này nên các phòng trong chùa có độ cao thấp khác nhau. Phòng thì thụt sâu xuống như một căn hầm, phòng lại nằm cao chót vót.

Nơi thử thách sức chịu đựng của con người

Đến với Tây Tạng, cao nguyên cao nhất thế giới, đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt. Khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, mùa hè rất nóng còn mùa đông lại lạnh thấu xương. Đặc biệt, áp suất thấp và không khí loãng làm du khách thường xuyên thấy chóng mặt. Chính vì lẽ đó, khi vừa đặt chân đến Tây Tạng, tất cả du khách đều được khuyên nên nằm nghỉ từ một đến hai ngày để cơ thể quen với sự thay đổi áp suất này.

khi hau tay tang

Tây Tạng nổi tiếng là vùng đất có khí hạu rất khắc nghiệt

 

Sống chậm ở Tây Tạng

Đến đây, ngoài việc ngắm cảnh chùa chiền, tôi rất thích đi lang thang trong thành phố, ngắm nhìn những người dân hiền lành, mộc mạc. Dù Lhasa đã thay đổi, trở thành một thành phố khá hiện đại nhưng người dân Tây Tạng dường như vẫn giữ nguyên cách sinh hoạt truyền thống. Họ chăn nuôi, sưởi ấm bằng phân bò, sống trong những ngôi nhà đắp bằng đất, cửa treo đầy những tấm vải sặc sỡ, ghi chi chít những dòng kinh Phật…

Ghé thăm bất cứ một ngôi nhà nào, bạn cũng sẽ được mời thưởng thức ly trà bơ thơm lừng, đặc sản của vùng đất này. Trà được pha với bơ làm từ sữa bò, thêm một ít muối. Mới ngửi qua, bạn sẽ thấy trà có mùi ngai ngái, nhưng chỉ cần nhấp một ngụm nhỏ, bạn sẽ cảm nhận được vị trà thơm và ngọt thanh rất hấp dẫn. Đặc biệt, vào buổi chiều tối, khi những cơn lạnh từ trên núi tràn về, một ly trà bơ sẽ cho bạn cảm giác ấm áp, dễ chịu vô cùng.

tra bo tay tang

Món trà bơ trứ danh của Tây Tạng

Tới Tây Tạng, tôi có cảm giác nhịp sống dường như chậm lại, tâm hồn cũng tĩnh lặng, thư thái hơn, nhất là khi tôi ngồi yên lặng xem các nhà sư say sưa làm đồ hình Mandala, một công cụ thiền định hữu hình, biểu thị vũ trụ thu nhỏ. Sử dụng những thanh sắt tròn, một đầu nhọn hình phễu, họ say sưa làm Mandala từ cát nhuộm màu. Công việc này có thể kéo dài trong nhiều tuần, tùy vào kích thước và hình ảnh của Mandala. Sau đó họ lại quét bỏ để nói lên tính vô thường của các sự vật, sự sống.

 

!!BẠN CẦN BIẾT!!

– Tour du lịch Tây Tạng (10 ngày 9 đêm) giá: khoảng 24.483.000 đồng (1.399 đô-la Mỹ). Liên hệ du lịch ANZ, 71 Mai Hắc Đế, Hà Nội. ĐT: (04) 3974 4405, (04) 3974 4406 hoặc đăng ký qua website: www.dulichag.com/Tay_Tang.asp.

– Tour du lịch Quảng Châu – Tây Tạng (7 ngày 6 đêm) giá tham khảo: khoảng 24.850.000 đồng (1.420 đô-la Mỹ). Giá tour đã bao gồm vé máy bay Hà Nội – Tây Tạng Hà Nội, khách sạn 3 sao (2 người/ phòng), ăn trọn gói theo chương trình, xe đưa đón, vé vào cửa tham quan, hướng dẫn viên tiếng Việt theo suốt tuyến, visa nhập cảnh Trung Quốc và Tây Tạng, bảo hiểm du lịch mức đền bù tối đa 10.000 đo-la Mỹ/vụ. Liên hệ: Vietran Tour, 17-19 Hoàng Diệu, Q. 4, TP. HCM.

– Trong thành phố, bạn có thể di chuyển bằng xe đạp, xe buýt, taxi. Giá taxi cố định là 10 Nhân dân tệ (khoảng 22.000 đồng).

– Tháng Tư đến tháng Mười là thời điểm du lịch lý tưởng nhất. Bạn cần chuẩn bị giày thể thao nhẹ và thoáng khí, nên mang theo bình đựng nước ấm, trà gừng nhằm chống cảm, tăng nhiệt lượng. Tránh mặc váy ngắn, nhất là khi đi tham quan chùa chiền.

Her World Việt Nam

Đừng bỏ qua