Thế giới các loại mì

Giữa đủ các loại mì với vô số kiểu dáng và màu sắc, làm sao phân biệt chúng để chọn được loại tốt cho sức khỏe? Her World sẽ giúp bạn!

Nếu trước đây, mì chủ yếu được chế biến từ bột mì thì bây giờ, bạn có vô vàn lựa chọn với đủ các loại mì: mì ống làm từ gạo lứt, quinoa, đậu lăng, mì rau củ, mì chay… Có bao giờ bạn thắc mắc loại mì nào tốt nhất cho sức khỏe? Nào cùng khám phá thế giới các loại mì!

Mì rau củ là lựa chọn hàng đầu

Mì được chế biến từ khoai lang, dưa leo… thường có dạng xoắn ốc hoặc sợi dài. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định loại mì này là người bạn thân

thiết của sức khỏe. Chúng chứa nhiều chất xơ, lại không qua chiên xào nên người dùng không lo bị nóng khi ăn.

Cách chế biến mì rau củ rất đơn giản: phổ biến nhất là nấu mì nước hoặc xào với thịt bò, hải sản… Nhược điểm duy nhất của loại mì này là hạn sử dụng ngắn hơn các loại mì thông thường (như mì ăn liền). Đồng thời, cách bảo quản chúng cũng khó hơn.

20171025 cac loai mi hinh 03

Các loại mì rau củ chứa nhiều chất xơ, lại không qua chiên xào

Những loại mì sợi làm từ đậu có nhiều chất xơ nhất

Pasta khô có nguồn gốc từ đậu chickpea, đậu lăng hoặc đậu đen chứa nhiều đạm và chất xơ hơn so với pasta thường. Đậu được nghiền thành bột, sau

đó kết hợp với các chất dẻo như bột năng hoặc xanthan gum để ra thành phẩm cuối cùng. Đôi khi, bột đậu chỉ đơn giản hòa với nước để làm thành mì.

Một ưu điểm nữa của loại mì này là chứa nhiều protein và ít carb. Vì thế, bạn tha hồ ăn pasta làm từ đậu mà không sợ mau đói hay ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp.

20171025 cac loai mi hinh 02

Pasta làm từ đậu

Quinoa Pasta không chứa gluten

Mì làm từ lúa mì, yến mạch, lúa mạch thường chứa nhiều gluten. Chất này có thể ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng (não bộ, tim và thận) cũng như hệ thống thần kinh và xương khớp. Tuy nhiên, quinoa pasta sẽ khắc phục được nhược điểm này. Đây là loại mì không chứa gluten và không hề bị nhạt khi nấu. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp lượng protein, chất xơ, sắt cao hơn so với các thực phẩm không chứa gluten khác.

Mì chay chưa hẳn đã đủ chất xơ

Một số loại mì ống chay ghi thành phần có chứa rau. Bạn đừng để mình bị mắc lừa! Thực chất, chúng chỉ là mì thông thường được pha hương vị rau củ. Mặc dù một số công ty thực phẩm cam kết họ sử dụng rau quả tươi nhưng bạn cần tinh ý để phân biệt đâu là mì rau củ, đâu là mì pha hương vị. Ngoài ra, mì chay còn không đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng bạn cần nạp trong một bữa ăn.

20171025 cac loai mi hinh 01

Bạn không lo bị nóng khi ăn mì rau củ sợi dài

20171025 cac loai mi hinh 04

Mì ống thông thường cũng tốt nếu được chế biến đúng cách

Mì ống thông thường gồm những loại gì? Nó bao gồm mì làm từ bột mì, lúa mạch, mì ăn liền… Đừng vội gắn lên chúng cái mác “không tốt cho sức khỏe”. Thực ra, chúng cũng chứa nhiều calorie và tinh bột. Chỉ cần bạn đừng lạm dụng, ăn quá nhiều mì trong thời gian liên tục thì không ảnh hưởng đến sức khỏe đâu.

Chế biến thế nào? Bạn chần mì qua nước sôi rồi đổ bỏ phần nước ấy. Thêm thịt/trứng/ hải sản và rau xanh/cà chua là bạn đã có bữa ăn ngon lành, đủ dinh dưỡng. Mì xào cũng là gợi ý hay với thịt bò, rau cải ngọt, nước sốt cà chua…

Her World Vietnam (trích đăng trên số tháng 10/2017)

Đừng bỏ qua