Những căn bệnh nguy hiểm từ thú cưng

Cưng chiều thú cưng là hình ảnh quen thuộc của nhiều sao nổi tiếng. Thế nhưng cưng chiều vật nuôi không đúng cách sẽ làm hại chủ nhân

Nuôi thú cưng giúp chủ nhân giảm stress, trầm cảm, tạo cơ hội cho người nuôi rèn luyện thể lực, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư hạch bạch huyết, bệnh tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ tồn tại khi bạn biết chăm sóc và chơi với vật nuôi đúng cách. Ngược lại, bạn cũng có thể mắc một số bệnh từ việc quá yêu quý con vật của mình. Dưới đây là một số bệnh phổ biến.

 

NHIỄM GIUN:

Giun đũa là ký sinh trùng phổ biến ở mèo còn giun móc là kẻ thù của chó. Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun đũa, nếu không điều trị kịp thời có thể bị mù. Giun móc sống trên niêm mạc ruột chó để hút máu và có thể chui vào người qua da.

>> Triệu chứng: Vật nuôi bị giun đũa có triệu chứng tiêu chảy, nôn, táo bón, phân có máu. Người nhiễm giun đũa thường ho, khó thở, đau bụng và có máu trong phân. Giun móc gây tiêu chảy, giảm cân ở chó, ở người khó phát hiện hơn nhưng có thể bị ngứa, ho, đau dạ dày, thiếu máu, ăn không ngon miệng.

>> Ngăn ngừa: Hạn chế thả mèo ra ngoài, rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chơi với mèo, chó. Vệ sinh sạch sẽ phân vật nuôi.

 

BỆNH GHẺ:

Là căn bệnh truyền nhiễm dễ lây từ động vật sang người nhất. Mầm bệnh ghẻ có khả năng sống sót trong nhiều tháng mà không có triệu chứng rõ ràng.

>> Triệu chứng: Thú nuôi và người đều xuất hiện các vết đỏ, da bị bong tróc. Vật nuôi bị rụng lông và xuất hiện dấu đỏ ở vùng da bị bong tróc.

>> Ngăn ngừa: Vệ sinh chỗ nằm, tắm rửa sạch sẽ cho vật nuôi.

 

CAMPYLOBACTER:

Sinh vật nhỏ xíu này có khả năng sống trong bất kỳ loài động vật nào, từ chó, mèo, ngựa, thỏ hay chim. Vi khuẩn này gây ra tình trạng tiêu chảy ở người.

>> Triệu chứng: Cả người và vật nuôi đều bị tiêu chảy.

>> Ngăn ngừa: Khi vật nuôi bị tiêu chảy, bạn không nên ôm hay hôn chúng. Rửa sạch tay sau khi cho vật nuôi ăn. Vi khuẩn campylobacter có khả năng sống lại sau bảy tuần nếu không được điều trị dứt điểm.

 

MÈO CÀO:

Trong móng của mèo có thể tồn tại vi khuẩn bartonella, khi chúng cào lên da vi khuẩn này sẽ nhân cơ hội lọt ngay vào người bạn.

>> Triệu chứng: Mèo tỏ ra mệt mỏi, phá phách, hạch bạch huyết bị sưng. Ở người xuất hiện các vết sưng đỏ gần vết cào gây đau đớn, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau khớp…

>> Ngăn ngừa: Cắt móng cho mèo thường xuyên, tránh các trò chơi mạnh với mèo vì chúng gây nên vết cào cấu. Không để mèo liếm lên vết thương hở.

BÀI: THƯ NGUYỄN. ẢNH: REUTERS.

Đừng bỏ qua